Bài viết này trình bày bốn bước chính để giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường và sống một cuộc sống lâu dài và tích cực.
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là gì?
Có ba loại bệnh tiểu đường chính
- Bệnh tiểu đường loại 1 – Cơ thể không tạo ra insulin. Đây là vấn đề vì bạn cần insulin để lấy đường (glucoza) từ thức ăn do bạn ăn vào và chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Bạn cần dùng insulin hàng ngày để sống.
- Bệnh tiểu đường loại 2 – Cơ thể không tạo ra hoặc không sử dụng tốt insulin. Bạn có thể phải dùng thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất.
- Bệnh tiểu đường lúc mang thai – Một số phụ nữ mắc loại bệnh tiểu đường này khi mang thai. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này sẽ khỏi sau khi sinh con. Nhưng ngay cả khi khỏi bệnh thì những phụ nữ này và con của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này cao hơn.
Bạn là người quan trọng nhất trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn
Bạn là người kiểm soát bệnh tiểu đường của mình từng ngày. Hỏi bác sĩ về cách bạn chăm sóc tốt nhất cho bệnh tiểu đường để sống khỏe mạnh.
Một số người khác có thể giúp ích bao gồm
Nha sĩ | Bạn bè và gia đình |
Bác sĩ trị bệnh tiểu đường | Người cố vấn bệnh tâm thần |
Giáo dục viên về bệnh tiểu đường | Y tá |
Chuyên viên về dinh dưỡng | Y tá có bằng hành nghề |
Bác sĩ nhãn khoa | Dược sĩ |
Bác sĩ chuyên khoa chân | Nhân viên xã hội |
Cách tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường
- Tham dự lớp học để biết thêm về cách sống với bệnh tiểu đường. Muốn tìm lớp học, vui lòng hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe, bệnh viện hay phòng khám sức khỏe khu vực của bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm trực tuyến.
- Tham gia nhóm hỗ trợ — trực tiếp hay trực tuyến — để được hỗ trợ từ người tương tự trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Đọc trực tuyến về bệnh tiểu đường. Truy cập http://www.cdc.gov/diabetes/ndep/index.htm
Thận trọng thực sự với bệnh tiểu đường
Bạn có thể đã nghe nhiều người nói là họ có “chút bệnh tiểu đường” hoặc “mức đường hơi cao”. Những từ ngữ này ám chỉ rằng bệnh tiểu đường không phải là bệnh nghiêm trọng. Điều đó là không đúng. Bệnh tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh.
Người bị bệnh tiểu đường cần chọn lựa thức ăn lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động nhiều hơn mỗi ngày và dùng thuốc ngay cả khi họ thấy khỏe. Có nhiều điều cần làm. Thật không đơn giản nhưng đáng để làm!
Tại sao cần phải chăm sóc bệnh tiểu đường?
Chăm sóc bản thân và bệnh tiểu đường của sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh ngay hôm nay và trong tương lai. Khi mức đường trong máu (glucoza) ở gần với mức bình thường thì bạn có thể:
- Có nhiều sinh lực hơn.
- Ít mệt và khát nước hơn.
- Đi tiểu ít thường xuyên hơn.
- Lành vết thương tốt hơn.
- Ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang hơn.
Bạn cũng sẽ có ít nguy cơ hơn gặp phải những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra như:
- Đau tim và đột quỵ.
- Vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực hoặc mù.
- Đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân, còn gọi là hư dây thần kinh.
- Vấn đề về thận có thể khiến thận ngừng hoạt động.
- Vấn đề về răng và nướu.
Hiểu biết mục tiêu ABC của bệnh tiểu đường
Hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe về cách kiểm soát A1C, Huyết áp và Cholesterol. Điều này giúp hạ thấp nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc những vấn đề khác của bệnh tiểu đường.
Chữ A là xét nghiệm huyết cầu tố (A1C, hay A-one-C)
Đó là gì?
A1C là xét nghiệm máu đo mức đường huyết trung bình trong ba tháng qua của bạn. Xét nghiệm này khác với kiểm tra đường huyết mà bạn làm mỗi ngày.
Tại sao xét nghiệm đó lại quan trọng?
Bạn cần biết mức đường huyết của mình theo thời gian. Bạn không muốn các con số này quá cao. Mức đường huyết cao có thể gây hại cho tim, mạch máu, thận, bàn chân và mắt của bạn.
Mục tiêu A1C là gì?
Mục tiêu A1C cho nhiều người mắc bệnh tiểu đường là dưới 7. Mục tiêu này có thể khác đối với bạn. Hỏi xem mục tiêu của bạn là gì.
Chữ B là huyết áp (Blood pressure)
Đó là gì?
Huyết áp là lực ép của máu lên thành mạch máu.
Tại sao xét nghiệm đó lại quan trọng?
Nếu huyết áp của bạn quá cao thì điều này sẽ làm cho tim hoạt động nặng nề. Điều đó có thể gây đau tim, đột quỵ và làm hại đến thận và mắt của bạn.
Mục tiêu huyết áp là bao nhiêu?
Mục tiêu huyết áp đối với đa số mọi người là dưới 140/90. Mục tiêu này có thể khác đối với bạn. Hỏi xem mục tiêu của bạn là gì.
C là Cholesterol.
Đó là gì?
Có hai loại cholesterol trong máu: LDL và HDL.
- LDL hay cholesterol “xấu” có thể tích tụ và làm tắc mạch máu. Loại này có thể gây đau tim hoặc đột quỵ.
- HDL hay cholesterol “tốt” giúp loại bỏ cholesterol “xấu” ra khỏi mạch máu.
Mục tiêu LDL và HDL là gì?
Hỏi xem các số đo cholesterol của bạn nên là bao nhiêu. Mục tiêu của bạn có thể khác so với những người khác. Nếu trên 40 tuổi, bạn cần dùng thuốc statin để tim được khỏe mạnh.
Tìm hiểu cách sống với bệnh tiểu đường
Cảm thấy nhiều chuyện đến dồn dập, buồn, hay giận dữ khi sống với bệnh tiểu đường là điều bình thường. Bạn có thể biết những bước mình cần thực hiện để sống khỏe mạnh, nhưng thường gặp khó khăn theo sát kế hoạch của mình theo thời gian. Phần này có những chỉ dẫn về cách đối phó với bệnh tiểu đường, ăn uống lành mạnh và năng động.
Đối phó với bệnh tiểu đường
Căng thẳng có thể làm tăng mức đường trong máu của bạn. Học cách giảm căng thẳng. Thử hít thở sâu, làm vườn, đi bộ, tập thiền, làm theo sở thích, hay nghe những bài hát ưa thích.
Hãy nhờ người khác giúp nếu bạn cảm thấy bị suy sụp tinh thần. Cố vấn về sức khỏe tâm thần, nhóm hỗ trợ, linh mục, bạn bè hoặc người thân trong gia đình sẽ lắng nghe mối quan tâm của bạn và giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.
Ăn uống lành mạnh
- Lên kế hoạch bữa ăn cho bệnh tiểu đường với sự giúp đỡ từ nhóm chăm sóc sức khỏe.
- Chọn thức ăn có ít calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối.
- Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ hơn như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, bánh quy, cơm hoặc mì pasta.
- Chọn thức ăn như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và ngũ cốc, và sữa ít béo hay sữa và phô mai khử bớt béo.
- Uống nước thay vì nước trái cây hay sô đa thông thường.
- Khi ăn, chỉ lấy nửa đĩa trái cây và rau củ, một phần tư chất đạm không mỡ, như đậu, hoặc thịt gà hay thịt gà tây không da, và một phần tư suất ăn loại nguyên hạt, như gạo lứt hay mì pasta làm từ mì nguyên hạt.
Hãy năng động
- Đề ra mục tiêu để năng động hơn trong phần lớn các ngày trong tuần. Bắt đầu từ từ bằng cách đi bộ 10 phút, 3 lần một ngày.
- Hai lần một tuần, hoạt động để tăng sức mạnh cơ bắp. Dùng dây kéo dãn, tập yoga, làm vườn nặng (đào và trồng cây bằng dụng cụ), hay chống đẩy.
- Duy trì cân nặng lành mạnh bằng cách thực hiện theo kế hoạch bữa ăn và di chuyển nhiều hơn.
Biết cần phải làm gì mỗi ngày
- Dùng thuốc trị bệnh tiểu đường và tất cả vấn đề sức khỏe khác ngay cả khi bạn thấy khỏe. Hỏi bác sĩ xem bạn có cần dùng thuốc aspirin để ngăn ngừa đau tim hoặc đột quỵ hay không. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn không đủ tiền mua thuốc hoặc bị bất cứ phản ứng phụ nào.
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày để xem có bị vết đứt, phồng rộp da, đốm đỏ và sưng phù hay không. Gọi ngay cho nhóm chăm sóc sức khỏe nếu có bất cứ vết loét nào không lành.
- Đánh răng và xỉa răng bằng chỉ hàng ngày để giữ cho miệng, răng và nướu răng khỏe mạnh.
- Bỏ hút thuốc lá. Hãy nhờ người khác giúp để bỏ hút thuốc lá. Gọi số 1-800-QUITNOW (1-800-784-8669).
- Theo dõi đường huyết. Bạn có thể cần kiểm tra mức đường huyết một lần hay nhiều lần một ngày. Sử dụng phiếu ở mặt sau của tập sách này để lập hồ sơ về các chỉ số đường huyết của bạn. Nhớ hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe về các chỉ số này.
- Kiểm tra huyết áp nếu bác sĩ của bạn yêu cầu và ghi chép vào hồ sơ.
Hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ của bạn.
Báo cáo mọi thay đổi về sức khỏe của bạn.
Chăm sóc thường lệ để sống khỏe mạnh
Nên đến khám nhóm chăm sóc sức khỏe ít nhất hai lần trong một năm để phát hiện sớm bất cứ vấn đề nào.
Tại mỗi lần khám, phải chắc chắn là bạn thực hiện
- Kiểm tra huyết áp.
- Kiểm tra chân.
- Kiểm tra cân lượng.
- Xem lại kế hoạch tự chăm sóc bản thân.
Mỗi năm hai lần, bạn nên:
Làm xét nghiệm A1C. Xét nghiệm này có thể được thực hiện nhiều lần hơn nếu có kết quả trên 7.
Mỗi năm một lần, bạn chắc chắn phải thực hiện
- Xét nghiệm cholesterol.
- Khám chân toàn diện.
- Khám nha khoa để kiểm tra răng và nướu.
- Khám giãn mắt để kiểm tra các vấn đề về mắt.
- Chích ngừa cảm cúm.
- Thử nước tiểu và máu để kiểm tra các vấn đề về thận.
Ít nhất một lần trong đời, bạn cần phải
- Chích ngừa viêm phổi.
- Chích ngừa viêm gan B.
Medicare và bệnh tiểu đường
Nếu bạn có Medicare, hỏi xem chương trình của bạn bao trả dịch vụ chăm sóc bệnh tiểu đường ra sao. Medicare
bao trả một số chi phí cho:
- Giáo dục về bệnh tiểu đường.
- Nhu yếu phẩm cho bệnh tiểu đường.
- Thuốc trị bệnh tiểu đường.
- Đến khám bác sĩ dinh dưỡng.
- Mang giày đặc biệt, nếu cần thiết.
Những điều cần nhớ
- Bạn là người quan trọng nhất trong nhóm chăm sóc sức khỏe.
- Làm theo bốn bước trong tập sách này để biết cách kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Biết cách đạt được mục tiêu ABC của bệnh tiểu đường.
- Nên nhờ nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn giúp đỡ.
Hồ Sơ Chăm Sóc Bệnh Tiểu Đường
Cách dùng hồ sơ
Trước hết đọc vạch tô bóng nằm ngang trang. Vạch này cho bạn biết:
- Tên của xét nghiệm hay kiểm tra sức khỏe.
- Cần làm xét nghiệm hay kiểm tra sức khỏe bao lâu một lần.
- Mục tiêu cá nhân của bạn là gì (đối với A1C, huyết áp và cholesterol).
Sau đó, ghi xuống ngày giờ và kết quả của từng xét nghiệm hay kiểm tra sức khỏe đã thực hiện. Mang theo phiếu này khi đến gặp nhóm chăm sóc sức khỏe. Trình phiếu này cho nhóm chăm sóc sức khỏe. Nói về mục tiêu của mình và cách bạn đang thực hiện.
Dùng trang này để ghi xuống ngày giờ và kết quả của mỗi xét nghiệm, lần khám hay chích ngừa.
Tự kiểm tra mức đường huyết
Cách sử dụng phiếu này.
Phiếu này có ba phần. Mỗi phần cho bạn biết khi nào nên kiểm tra đường huyết: trước mỗi bữa ăn, 1 đến 2 giờ sau mỗi bữa ăn và lúc đi ngủ. Mỗi lần bạn kiểm tra đường huyết, hãy ghi xuống ngày giờ và kết quả. Mang theo phiếu này khi đến gặp nhóm chăm sóc sức khỏe. Trình phiếu này cho nhóm chăm sóc sức khỏe. Nói về mục tiêu của mình và cách bạn đang thực hiện.
Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Nếu thấy hay và hữu ích hãy nhấn nút chia sẻ nhé bạn! Nếu có ý kiến hay thắc mắc vui lòng bình luận phía dưới đây.